Nguyên nhân và dấu hiệu da bị nám

nguyen nhan va dau hieu da bi nam

Nguyên nhân và dấu hiệu da bị nám. Nám da tuy không gây đau, không gây ngứa và cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng lại là “kẻ thù” của hầu hết chị em. Bởi vì, một khi nám da xuất hiện, nhan sắc của phái đẹp sẽ tụt dốc không phanh. Từ đó ảnh hưởng đến tâm lý, chất lượng cuộc sống.

Nguyên nhân và dấu hiệu da bị nám

Nám da là một tình trạng tăng sắc tố đối xứng phổ biến, đặc trưng. Bởi sự xuất hiện của các mảng màu nâu sẫm hoặc nâu xám ở các vùng da. Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là mặt.

dau hieu da bi nam

Dấu hiệu nhận biết da bị nám

Nám da rất dễ nhận biết bằng mắt thường, thông qua các dấu hiệu sau:

  • Da xuất hiện các mảng hoặc các đốm nhỏ hình tròn có màu nâu nhạt, nâu sẫm hoặc xanh xám.
  • Các mảng hoặc đốm nám thường tập trung ở trán, má, môi trên, mũi, cằm và có tính đối xứng.

Phân loại sạm nám

Dựa vào đặc điểm và hình dạng, nám da được phân thành 3 loại sau:

  • Nám mảng: Là một trong các loại nám da phổ biến, thường gặp nhất hiện nay. Chân nám mảng không ăn sâu vào bên trong. Chỉ nằm ở vùng thượng bì nên thường dễ trị hơn các loại nám khác. Nám mảng có màu nâu nhạt đến đậm, ban đầu là các mảng nhỏ. Nhưng sau đó sẽ lan rộng dần, thường tập trung ở trán, mũi, 2 bên gò má và cằm.
  • Nám chân sâu: Nám chân sâu hay còn gọi là nám đốm. Loại nám này có đặc điểm chân nám nằm sâu dưới da do tế bào melanocyte. Tạo hắc tố melanin di chuyển xuống trung bì. Tạo nên những đốm nám đen sẫm màu trên da. Nám chân sâu thường xuất hiện ở trán, 2 bên má và cằm.
  • Nám hỗn hợp: Nám hỗn hợp là sự kết hợp của nám mảng và nám đốm. Loại nám này có màu sẫm, nằm rải rác hoặc tập trung thành từng đám. Xuất hiện chủ yếu ở trán, 2 bên gò má, sống mũi và vùng da quanh mắt.

Nguyên nhân gây nám da

Nám da có thể hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau và được phân thành 2 nhóm chính sau:

nguyen nhan bi nam da

1. Nguyên nhân do nội sinh

Quá trình lão hóa da: Càng lớn tuổi, lượng collagen tự nhiên trong cơ thể càng ít đi. Khả năng tự bảo vệ của da cũng giảm xuống, chu kỳ tái tạo da cũng kéo dài hơn. Một khi da chịu sự tác động bởi các yếu tố có hại từ môi trường bên ngoài lẫn bên trong cơ thể. Sẽ nhanh chóng lão hóa, nhăn nheo, chảy xệ, xuất hiện sạm nám.

Sự thay đổi nội tiết tố: Nội tiết tố estrogen có vai trò kiểm soát hormon MSH. Hormon kích thích sản sinh melanin trên da. Rối loạn nội tiết tố trong thời kỳ mang thai, giai đoạn tiền mãn kinh,mãn kinh,… Có thể khiến hormone MSH mất kiểm soát. Từ đó kích thích melanin sản sinh quá mức gây sạm da, nám da.

Căng thẳng/Stress: Căng thẳng/stress kéo dài có thể làm mất cân bằng nội tiết của cơ thể. Gây ra các vấn đề về da như lão hóa sớm, mụn, nám,…

Di truyền: Nếu trong gia đình bạn có bố mẹ, ông bà bị nám thì nguy cơ bạn nám rất cao. Theo một số nghiên cứu, khoảng 30% người bị nám là do di truyền.

Bệnh lý: Một số bệnh lý có thể gây nám da như bệnh lý tuyến thượng thận, tuyến giáp, buồng trứng,…

Có thể bạn muốn biết: Cách trị nám da tại nhà

2. Nguyên nhân ngoại sinh

Ánh nắng mặt trời: Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Các tế bào Melanocytes sẽ tăng sản sinh Melanin để bảo vệ da. Tuy nhiên, khi Melanin tăng sinh quá mức sẽ gây sạm da, nám da. Ngoài ra, tia UV trong ánh nắng mặt trời còn phá hủy tế bào. Làm vỡ cấu trúc dưới da khiến da khô, lão hóa, thậm chí là ung thư da.

nguyen nhan bị nam da

Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Thường xuyên tiêu thụ các loại đồ uống có cồn, hút thuốc lá. Ăn thực phẩm chứa nhiều đường, đồ ăn chiên xào,… Khiến cơ thể sản sinh ra nhiều AGEs (advanced glycation end products) . Phân tử protein trong cơ thể khi tiếp xúc với các phân tử đường. Bị biến đổi cấu trúc và mất đi chức năng. AGEs làm đứt gãy Collagen khiến da suy yếu. Và mất đi tính đàn hồi, dễ bị ánh nắng mặt trời tấn công gây nám và lão hóa.

Lạm dụng mỹ phẩm kém chất lượng: Sử dụng kem trộn, mỹ phẩm kém chất lượng chứa chất lột tẩy. Như corticoid, thủy ngân, hydroquinone, chì… Trong một thời gian sẽ khiến da bị bào mòn, yếu dần, dễ bị kích ứng. Và tổn thương khi tiếp xúc với môi trường, ánh nắng mặt trời gây nám da.

Yếu tố môi trường: Sinh sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi. Hoặc thường xuyên tiếp xúc với hóa chất cũng là những yếu tố nguy cơ gây nám da.

Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc kháng sinh nhóm Tetracylin, Sulfamid. Thuốc điều trị bệnh mãn tính có thể khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời. Từ đó thúc đẩy quá trình hình thành nám. Ngoài ra, sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài cũng là một trong những tác nhân gây nám da, da tối màu.

Những đối tượng dễ bị nám da

Nám có thể xảy ra ở cả nam và nữ nhưng tỷ lệ nữ giới bị nám chiếm đến 90%. Dưới đây là một số đối tượng dễ bị nám “tấn công” hơn bình thường:

  • Phụ nữ mang thai, có khoảng 15 – 50% nữ giới trong thời gian mang thai bị nám.
  • Nữ giới thường xuyên uống thuốc tránh thai cũng dễ dẫn đến rối loạn nội tiết tố. Làm tăng nguy cơ phát triển nám da.
  • Phụ nữ sau tuổi 30, phụ nữ sau sinh, phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh.
  • Người có tiền sử gia đình bị nám da thì có nguy cơ bị nám là rất cao.
  • Người làm việc ở ngoài trời, thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, khói bụi,…
  • Người thường xuyên bị stress, có chế độ dinh dưỡng kém…
  • Người không chú ý chăm sóc da, lạm dụng hóa mỹ phẩm kém chất lượng,…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *