Nóng giận là bản năng tĩnh lặng là bản lĩnh

nong gian la ban nang tinh lang la ban linh

Nóng giận là bản năng tĩnh lặng là bản lĩnh.

Bạn biết vì sao con người lớn lên lại ao ước mình được trở về tuổi thơ. Quay trở lại với năm tháng hồn nhiên, vô tư lự.

Và đầy ắp tiếng cười của ngày thơ bé không? Bởi đó là quãng thời gian niềm vui và nỗi buồn của chúng ta đến từ những điều giản đơn.

Cùng với thời gian trôi qua, mỗi người trong chúng ta mang theo lý tưởng. Khao khát, cảm xúc và trách nhiệm của mình.

Chúng ta bận rộn chạy đua với cuộc đời, không thể dừng bước cũng không dám lơ là.

Kết quả là gánh nặng trên cơ thể ngày càng nhiều, ngày càng nặng. Nụ cười rực rỡ theo làn gió cuốn trôi mãi không quay về.

Thay thế vào đó là một gương mặt buồn phiền, dễ tức giận. Và tồi tệ hơn, khi quyền làm chủ cuộc sống của chúng ta.

Bị cuỗm mất bởi những ham muốn dư thừa, gông xiềng cuộc sống khiến chúng ta kiệt sức.

nong gian la ban nang tinh lang la ban linh

1.Con người không vui vẻ, không hạnh phúc, không phải bởi họ có được quá ít mà là họ không biết đủ, không biết dừng.

Xuyên suốt mạch văn là những lời khuyên chân thành đúc kết từ những câu chuyện vụn vặt. Trong cuộc sống hằng ngày dưới góc nhìn của một nhà tu hành – đại sư Hoằng Nhất.

Đại sư sẽ dẫn dắt và dạy cho chúng ta một điều rằng đời người thật ra có quá nhiều vướng bận và nhiều chuyện bất lực. Thông qua cuốn sách “Nóng giận là bản năng tĩnh lặng là bản lĩnh”.

Người buông bỏ được sẽ nhận về sự thoải mái và vui vẻ. Còn người không buông bỏ được chỉ có thể cõng gánh nặng cả đời mà sống, không được hạnh phúc.

Đồng thời, Đại Sư cũng sẽ dạy cho chúng ta làm thế nào để buông bỏ.

1.1. Từ bỏ ham muốn tu một trái tim thanh tịnh.

Con người có ham muốn là chuyện bình thường, và có thể coi đó là bản năng. Con người từ khi được sinh ra.

Cuộc sống vốn dĩ là thế, con người sống mà không có một mục tiêu. Để theo đuổi thì thật là buồn chán và tẻ nhạt.

Ai cũng có quyền theo đuổi những mong muốn của bản thân để phát triển mình. Và gia tăng chất lượng cuộc sống, nhưng không hài lòng với những gì mình đang có. Lại là bản tính của con người.

Khi vừa đạt được mong muốn này chưa kịp tận hưởng niềm vui từ nó. Thì những mong muốn mới lại xuất hiện. Đẩy bản thân vào vòng xoáy cuồng quay làm làm và làm để thỏa mãn chúng.

Dần dà khiến chúng ta rơi vào cái bẫy mà ham muốn giăng sẵn. Từng bước từng bước khống chế tâm trí và trói buộc tâm hồn ta.

Những người đang rơi vào tình trạng này thì nội tâm rất dễ bị lay động. Và cũng dễ bị quyền thế, tiền bạc, danh lợi điều khiển tâm trí cuối cùng là đánh mất chính mình.

Vậy để thoát khỏi xiềng xích của ham muốn bạn cần làm gì.

a. Dọn dẹp ham muốn.

Hãy dọn dẹp ham muốn thường xuyên giống như cách. Mà người chơi cây cảnh cắt tỉa chậu cây của họ.

Để nó trở thành một cảnh quan đẹp vậy. “Buông thả những ham muốn của mình nó sẽ điên cuồng sinh sôi”.

Đừng cầm quá nhiều thứ trong tay, buông bỏ những việc áp lực vượt tầm khống chế.

Không cần gượng ép bản thân quá mức, muốn ăn thì ăn, muốn ngủ thì ngủ. Làm những điều mang lại niềm vui cho mình.

nong gian la ban nang tinh lang la ban linh

b. Biết hưởng thụ cuộc sống.

Hưởng thụ cuộc sống hiện tại một cách ung dung, không nóng vội. Bình tĩnh và thản nhiên đối mặt với những tình huống khó khăn.

Những thất bại trong cuộc sống. Có thể thất bại sẽ làm bạn đau đấy. Nhưng chỉ một khoảng thời gian thôi nhé.

Ngày mai khi trời sáng rồi hãy đứng dậy và bước tiếp. Tha thứ cho người, cho mình, đừng dằn vặt bản thân suốt một đời.

Vì như thế bạn sẽ bỏ lỡ những điều hay ho và tốt đẹp mà cuộc sống muốn gửi gắm đến cho bạn đấy. “Khi bạn rơi lệ vì bỏ lỡ ánh dương bạn sẽ lại bỏ lỡ những ngôi sao”.

c. Tiền bạc là vật ngoài thân.

Nên nhớ, tiền thực sự quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta. Bởi việc kiếm tiền sẽ giúp cho cuộc sống của chúng ta tốt hơn.

Nhưng nên hiểu rằng tiền bạc là vật ngoài thân, là một người hầu trong cuộc sống của chúng ta.

Vì thế, chúng ta phải nắm bắt và kiểm soát được tiền. Đừng để bản thân trở thành nô lệ của tiền bạc.

Tiền không phải là toàn bộ cuộc sống và cuộc sống có nhiều thứ quan trọng hơn đồng tiền.

Người mà trong túi không có tiền, trong tài khoản không có tiền. Nhưng trong lòng chứa đầy tiền mới là khổ nhất. Người mà trong túi có tiền, trong tài khoản có tiền. Nhưng trong lòng không có tiền mới là có phúc nhất”

1.2. Biết đủ thường hài lòng, biết dừng thì dừng được.

Con người có một thói quen rất kì lạ. Chúng ta đã quen với việc ngước mắt nhìn lên trên. Và so sánh mình với những người sống tốt hơn để rồi tự trách bản thân mình.

Sao mà kém cỏi đến thế, tại sao người khác có thể làm được còn mình thì không. Vậy nên bất kể bản thân có bao nhiêu cũng không thể khiến mình hạnh phúc.

Một đời người là quá dài nếu bạn cứ mãi sống trong đau khổ. Mãi không tìm thấy lối thoát cho trái tim, cho tâm hồn mình.

Nhưng có lẽ bạn không biết điều này, cuộc sống có an nhàn hay không. Cơ thể và tâm hồn có được thoải mái hay không.

Những điều đó không phụ thuộc vào việc đời sống vật chất có xa hoa hay không. Mà là lòng bạn phải được thanh thản và yên vui.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *