Review sách nóng giận là bản năng tĩnh lặng là bản lĩnh

nong gian la ban nang tinh lang la ban linh

Review sách nóng giận là bản năng tĩnh lặng là bản lĩnh.

Chúng ta bận rộn chạy đua với cuộc đời, không thể dừng bước cũng không dám lơ là.

Kết quả là gánh nặng trên cơ thể ngày càng nhiều, ngày càng nặng. Nụ cười rực rỡ theo làn gió cuốn trôi mãi không quay về.

Thay thế vào đó là một gương mặt buồn phiền, dễ tức giận. Và tồi tệ hơn, khi quyền làm chủ cuộc sống của chúng ta.

Bị cuỗm mất bởi những ham muốn dư thừa, gông xiềng cuộc sống khiến chúng ta kiệt sức.

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm sách nóng giận là bản năng tĩnh lặng là bản lĩnh.

1.1. tác giả sách nóng giận là bản năng tĩnh lặng là bản lĩnh.

nong gian la ban nang tinh lang la ban linh

Đại sư Hoằng Nhất (1880 – 1942) có tục danh Lý Thúc Đồng. Trước khi xuất gia, ngài là một nhà nghệ thuật nổi tiếng, rất mực tài hoa.

Năm 1918, ngài xuất gia tu hành tại Hàng Châu (tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc). Được ban pháp danh Diễn Âm, hiệu Hoằng Nhất.

Trong 24 năm, từ lúc xuất gia tới khi viên tịch, đại sư đã chuyên tâm tu hành,. Dày công nghiên cứu Phật học, phát huy mạnh mẽ Phật pháp…

Lý Thúc Đồng từng có cuộc sống rất sôi nổi, làm tất cả những việc mà bản thân yêu thích. Và cũng từng gánh chịu mọi khổ đau.

Sau khi xuất gia, đại sư đã buông bỏ tất cả những thứ thuộc về trần thế. Tình nguyện sống cuộc đời thanh đạm, khổ hạnh, tự trải nghiệm lĩnh hội đời người.

1.2. Tác phẩm sách nóng giận là bản năng tĩnh lặng là bản lĩnh.

Cuốn sách chưa đầy 300 trang, được chia thành các phần, mỗi phần là những câu chuyện nhỏ.

Xuyên suốt mạch văn là những lời khuyên chân thành đúc kết từ những câu chuyện vụn vặt. Trong cuộc sống hằng ngày dưới góc nhìn của một nhà tu hành – đại sư Hoằng Nhất.

Đại sư sẽ dẫn dắt và dạy cho chúng ta một điều rằng: Đời người thật ra có quá nhiều vướng bận và nhiều chuyện bất lực. Thông qua cuốn sách “Nóng giận là bản năng tĩnh lặng là bản lĩnh”.

Khuyên người buông bỏ được sẽ nhận về sự thoải mái và vui vẻ. Còn người không buông bỏ được chỉ có thể cõng gánh nặng cả đời mà sống, không được hạnh phúc.

2. Review sách nóng giận là bản năng tĩnh lặng là bản lĩnh.

Cuốn sách nóng giận là bản năng tĩnh lặng là bản lĩnh được chia làm nhiều phần. Mỗi phần là 1 bài học khác nhau, cùng mình tìm hiểu nhé!

Phần 1: Từ bỏ ham muốn, tu một trái tim thanh tịnh.

Điềm đạm là cách dưỡng tâm đầu tiên. Vì không mưu cầu quá nhiều, không tham vọng quá mức nên mới có thể sống mạnh mẽ. Bỏ tính nóng nảy, cuộc đời mới có thể tĩnh lặng như nước. Tham thiền không phải ở ngoại cảnh. Lòng tĩnh lặng mới có thể nhìn thấu gốc rễ của sự việc.

Theo tác  giả, đại sư Hoằng Nhất cho rằng điềm đạm là “điều đầu tiên của việc dưỡng tâm”. Con người cần phải tĩnh tâm.

Và “người có nội tâm điềm đạm là người ngay cả khi mặc một chiếc áo vải. Ăn một bữa cơm đạm bạc vẫn có thể an nhàn, thoải mái. Không có chút cảm giác khó chịu hay không vui nào. Cho dù đối diện với phiền não, sinh tử, họ cũng thản nhiên…”

Đại sư Hoằng Nhất cho chúng ta một phương pháp “tĩnh”, đó chính là “Ít ham muốn thì tâm tĩnh lặng”.

Phần 2: Tiết kiệm thực phẩm, y phục là vì trân trọng, không phải vì tiếc của.

Biết đủ thường hài lòng, biết dừng thì dừng được. Sống mà biết đủ là sung túc nhất. Mười phần phúc khí, chỉ hưởng ba phần. Mặn có cái vị của mặn, nhạt có cái lợi của nhạt. Một hạt gạo, một bát cơm đâu có được dễ dàng. Lao động chính là cách sống mà ông trời ban cho.

Trong “Tuyển tập cách ngôn” đại sư Hoằng Nhất từng viết: “Phàm việc gì biết đủ thì thường thỏa mãn, người đến mức vô cầu, phẩm hạnh tự sẽ cao”.

Cuộc sống có an nhàn hay không, không phụ thuộc vào đời sống vật chất có xa hoa hay không. Mà là lòng ta có thanh thản, yên vui hay không.

Nếu có thể giống như đại sư Hoằng Nhất, quý trọng những gì mình có. Không màng danh lợi cao xa, lúc nào cũng biết “thỏa mãn”, “trân trọng phúc khí” thì hạnh phúc sẽ luôn ở bên chúng ta.

nong gian la ban nang tinh lang la ban linh

Phần 3: Bình tĩnh ôn hòa mới có được nội tâm mạnh mẽ.

Nhẫn nhịn là một loại tu hành trong cuộc sống. Khoan dung với người khác là tốt với chính mình. Khai mở tuệ giác, không sợ những lời đồn đại, đàm tiếu. Không oán trách, không giận dữ thì trái tim là mảnh đất trong sạch. Bớt một phần tranh chấp, thêm một phần ung dung.

Đại sư Hoằng Nhất từng nói: Không thể buông thả bản tính của mình. Nên dùng phương pháp ngược lại để kiềm chế nó, đạo lý này nằm ở một chữ “nhẫn”.

Khoan dung với một người còn khó hơn là yêu thương người đó. Điều này đòi hỏi một sự dũng cảm cực lớn.

Nhưng chỉ có khoan dung, tâm hồn ta mới được giải thoát.

Phần 4: Buông bỏ, buông bỏ, càng buông bỏ, càng vui vẻ.

Đừng để ham muốn trói buộc trái tim mình. Trút bỏ gánh nặng cho nhẹ lòng. Đừng tự làm khổ mình chỉ vì oán trách lỗi lầm của người khác.

Hãy sống trọn những thời khắc quan trọng của cuộc đời, đừng bỏ lỡ cảnh đẹp trước mắt. Thuận theo tự nhiên thì mọi chuyện mới vừa ý.

Phần 5: Tu tâm cho tốt thì đời thong dong.

Quét rác cũng là tu hành. Học cách tự suy ngẫm, quét sạch bụi bẩn trong lòng. Ngồi yên thì suy ngẫm lỗi của mình, nhàn rỗi thì đừng bàn chuyện người khác. Thận trọng ngay cả khi chỉ có một mình, đừng tự lừa dối bản thân. Tâm an là phúc.Khuyên người khác sửa sai thì phải khuyên điều tốt trước đã…

Phần 6: Coi nhẹ phiền nhiễu hồng trần, trong lòng tự tại thanh thản.

Khuyên người ta luôn giữ lòng tĩnh lặng để sống ung dung và “Đắc ý dửng dưng, thất ý bình thản”.

Phần 7: Từ bỏ sự cố chấp, mới có thể chờ hạnh phúc đến gõ cửa.

Đời người chỉ là quãng ngày gửi tạm chốn hồng trần, không có gì là không buông bỏ được. Phú quý cũng chỉ như sương trên lá…

Phần 8: Tốt với người khác, tâm hồn mới thật sự an yên.

Đưa ra triết lý sống “chịu thiệt là phúc”, luôn mang lòng biết ơn để có thêm năng lượng tích cực…

Và ở phần cuối cùng “Hoa xuân khắp nơi, trăng sáng vằng vặc”. Tác giả khuyên chúng ta biết khiêm tốn thì mới không ngừng trưởng thành. Và chạy theo hạnh phúc của người khác sẽ không bao giờ hạnh phúc…

Nóng giận là bản năng, tĩnh lặng là bản lĩnh là cuốn sách đọc chậm với văn phong nhẹ nhàng. Giúp người đọc suy ngẫm và ngộ ra nhiều điều. Mỗi câu chuyện nhỏ là một bài học quý về cuộc sống, con người.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *