48 nguyên tắc chủ chốt của quyền lực – quyển sách gây nhiều tranh cãi nhất

48 nguyen tac chu chot cua quyen luc

Tác phẩm “48 nguyên tắc chủ chốt của quyền lực” (Tựa tiếng Anh: 48 Laws of Power). Của tác giả Robert Greene là một tác phẩm gây nên rất nhiều tranh cãi. Với hàng hoạt ý kiến trái chiều đến từ độc giả cũng như giới chuyên gia.

Thậm chí ở một số nhà tù tại Mỹ, quyển sách còn bị cấm với lý do không được để các tù nhân tiếp cận với quyển sách.

Vì nó sẽ dạy cho họ những phương thức “thao túng tâm lý” quản ngục. Ngay cả khi tôi mới đọc mở đầu của sách, tôi cũng đã bị khựng lại.

Bởi dòng đề từ bởi nhà xuất bản Trẻ “Mặc dù đôi chỗ có những cách nhìn. Cách biện luận, cách trích dẫn, cách phân tích, cách đánh giá của tác giả có thể là không phù hợp.

Chúng tôi giữ đúng theo văn bản bản gốc, với mong muốn bạn đọc Việt Nam tiếp nhận trọn vẹn tinh thần, tư tưởng, phương pháp của Robert Greene ở tác phẩm này.”

1. Tại sao 48 nguyên tắc chủ chốt của quyền lực – quyển sách gây nhiều tranh cãi nhất?

48 nguyen tac chu chot cua quyen luc

                                                    Mua Tại Đây

Trước hết cần nắm rõ quyển sách là tập hợp những bài học mà tác giả đúc kết nên xoay quanh 2 chữ “quyền lực”. Qua quá trình nghiên cứu hành vi con người, phân tích những mặt tích cực cũng như tiêu cực từ.

Những hành vi ấy đem lại, chiếu theo những câu chuyện trong quá khứ. Của các bậc vua chúa, quan lại, các bậc hiền triết, nhà tư tưởng, các tướng lĩnh quân đội, các kẻ độc tài, nhà ngoại giao,..

Robert Greene tổng hợp nên 48 nguyên tắc được nêu lên trong quyển sách. Ông cũng tách bạch mỗi nguyên tắc ra theo từng chương, với mỗi chương tuân thủ chung một kết cấu trình bày theo 4 phần:

1/ Tuân thủ nguyên tắc (những câu chuyện mà trong đó nhân vật chính đã áp dụng nguyên tắc và thành công)

2/ Vi phạm nguyên tắc

3/ Cốt túy của nguyên tắc

4/ Nghịch đảo (mặt hạn chế của nguyên tắc).

2.Lý do 48 nguyên tắc chủ chốt của quyền lực – quyển sách gây nhiều tranh cãi nhất.

Những người đánh giá thấp quyển sách dựa trên 3 lý do sau.

2.1. Lý do 1 “48 nguyên tắc chủ chốt của quyền lực – quyển sách gây nhiều tranh cãi nhất”.

Họ cho rằng quyển sách là một sự ngụy trang hoàn hảo cho thứ có thể xem như là sự đồi trụy trong đạo đức của một con người. Nếu như bạn lướt qua phần mục lục, bạn có thể sẽ lấn cấn ngay từ những quy tắc đầu tiên.

“Che đậy chủ tâm”

“Chiếm đoạt công sức của người khác”

“Bề ngoài làm bạn, bên trong rình mò”

“Sử dụng tay sai làm việc bẩn”,..

Những đánh giá tiêu cực nhất trên trang đánh giá sách nổi tiếng Goodreads cũng vịn vào cớ này. Để rate quyển sách “1 sao” không thương tiếc.

Có ý kiến cho rằng, nếu anh ta gặp một ai đọc quyển sách này và cảm thấy tự hào về điều đó. Anh ta sẽ không bao giờ tuyển dụng cá nhân đó, hay làm bạn hoặc thậm chí nói chuyện với người đó. Bởi lẽ chỉ những người với không mảy may một chút nhân tính mới có thể “tiêu thụ” được những nội dung như vậy.

2.2. Lý do 1 “48 nguyên tắc chủ chốt của quyền lực – quyển sách gây nhiều tranh cãi nhất”.

Họ cho rằng những trường hợp mà tác giả đề cập trong quyển sách chỉ là những trường hợp cá biệt. Rằng nếu ai cũng vươn đến đỉnh cao của “quyền lực” như những ví dụ mà Robert Greene đề cập.

Thì thế giới của chúng ta sẽ là một nơi vô cùng tồi tệ. Đối với họ, tác giả đang “quy chụp”, đơn giản hóa những quy luật và chỉ đang sử dụng thủ thuật kết luận trước.

Tìm ví dụ theo sau để hợp thức hóa những nội dung mà mình viết. Và rằng những ví dụ đó không đủ tính phổ quát để đại diện cho toàn bộ nét tính cách của những người nắm trong tay quyền lực trong xã hội này.

Đặc biệt là những người đặt được quyền lực theo cách khác so với những quy chuẩn mà tác giả vạch ra. Những cách mà rõ ràng là chính thống hơn, đường hoàng hơn và ít gây tranh cãi hơn.

48 nguyen tac chu chot cua quyen luc

2.3. Lý do 3 “48 nguyên tắc chủ chốt của quyền lực – quyển sách gây nhiều tranh cãi nhất”.

Những người phản đối quyển sách cũng chỉ ra rằng, đối với những quy tắc mà tác giả đưa ra. Khi chiếu lên những trường hợp nêu trong ví dụ thì có thể đúng.

Tuy nhiên không thể phủ nhận rằng đó đều là những nhân vật tiêu biểu trong lịch sử. Từ hoàng đế nước Pháp Napoleon, đến Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt, hay là nhà phát minh Thomas Edison.

Vì đây đều là những nhân vật “xuất chúng” trong lịch sử nhân loại. Robert Greene đang phạm phải một sai lầm trong tư duy logic, đó là Thiên kiến kẻ sống sót (Survival Bias).

Hay Hiệu ứng hào quang (Halo Effect). Rằng chính nét tính cách mà tác giả chỉ ra là thứ duy nhất dẫn dắt họ đến đỉnh cao của quyền lực. Mặc cho các yếu tố khác cũng đóng góp phần không nhỏ.

Và rằng, liệu tác giả có cân nhắc đến những người đã áp dụng những quy tắc. Mà ông đề ra chỉ để phần đời còn lại đắm chìm trong sự ghẻ lạnh của người đời. Chưa bao giờ vươn đến hào quang của sự quyền lực mà họ ước ao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *